Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới
Trong giai đoạn đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng
và phát triển mạnh mẽ, công tác thi đua, khen thưởng ngày càng khẳng định vai
trò quan trọng. Thi đua không chỉ là công cụ khích lệ cá nhân, tập thể phấn đấu
hoàn thành tốt nhiệm vụ, mà còn là cơ chế hiệu quả để nhân rộng các điển hình
tiên tiến, lan tỏa giá trị tích cực trong cộng đồng.
Sau
10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục
đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, bên cạnh những kết quả đạt được, công
tác thi đua, khen thưởng vẫn còn một số hạn chế vướng mắc cần khắc phục. Để
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng, nâng cao
chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện công tác khen
thưởng trong tình hình mới, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 41-CT/TW ngày
26/12/2024 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen
thưởng trong tình hình mới, với những quan điểm như sau:
1.
Cụ thể hóa tư tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng.
Tiếp tục nâng cao nhận thức và khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa đặc biệt của
công tác thi đua, khen thưởng trong khơi dậy, tạo động lực phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu
bước vào kỷ nguyên mới của đất nước.
2.
Thi đua, khen thưởng phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thống nhất quản lý của
Nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính
trị - xã hội; công tác khen thưởng phải kịp thời tôn vinh đúng người, đúng việc,
đúng thành tích, khơi dậy tinh thần cống hiến, sáng tạo trong Nhân dân.
3.
Thi đua phải được tổ chức thành phong trào hành động cách mạng của quần chúng
nhân dân, huy động sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân.
Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực, nguồn lực mạnh mẽ phát
triển đất nước nhanh, bền vững và xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn
hóa, trọng tâm là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chỉ
thị ban hành với mục tiêu là phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần
thi đua yêu nước, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất
nước. Đây là cơ sở vững chắc để đưa đất nước đạt các mục tiêu phát triển nhanh,
bền vững, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và Nước, đưa đất nước vào kỷ
nguyên phát triển mới.
Để
hiện thực hóa các mục tiêu, Chỉ thị số 41-CT/TW đã đưa ra 07 nhiệm vụ, giải pháp như sau:
1.
Tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu
nước, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm
nâng cao nhận thức của các cập ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng
viên, Nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng.
2.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và
trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác thi
đua, khen thưởng.
3.
Tiếp tục đổi mới toàn diện, phát huy tinh thần sáng tạo trong tổ chức phong
trào thi đua nhằm huy động sự tham gia và hưởng ướng tích cực của quần chúng
nhân dân.
4.
Tăng cường công tác sơ kết, tổng kết phong trào thi đua để rút kinh nghiệm, tìm
ra cách làm hay, lựa chọn tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc khen thưởng, động
viên kịp thời và nhân rộng; khuyến khích, tạo điều kiện để các điển hình tiên
tiến tiếp tục phát huy, lan tỏa, cổ vũ, động viên, nêu gương trong toàn xã hội,
tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước.
5.
Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và thực chất để nâng cao chất lượng
công tác khen thưởng; nghiên cứu bổ sung các danh hiệu của Nhà nước. Việc xét tặng
danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải dựa trên hiệu quả, kết quả nổi bật
của phong trào thi đua, thành tích xuất sắc đạt được.
6.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa
các biểu hiện tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin, chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính, thực hiện
quy trình bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thuận tiện trong công tác thi
đua, khen thưởng. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện, thống nhất, đáp ưng
yêu cầu nhiệm vụ mới; thực hiện phân cấp, phân quyền trong côngt ác thi đua,
khen thưởng.
7. Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy; nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội
đồng thi đua - khen thưởng các cấp; cơ quan, đơn vị tham mưu, giúp việc công
tác thi đua, khen thưởng ở Trung ương và địa phương./.
Toàn văn Chỉ thị xem tại: 1425 BS TU. Chi thị 41.pdf