MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG ĐÁNG CHÚ Ý CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 4
1. Từ 15/4/2025 Nghị định về quản lý lao động, tiền
lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực
Ngày 28/02/2025, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 44/2025/NĐ-CP về quản lý lao động, tiền lương, thù
lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước. Theo đó, tại Điều 6 của Nghị
định quy định về thang lương, bảng lương như sau:
Căn cứ vào cơ cấu tổ
chức quản lý, tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, doanh nghiệp xây dựng, ban
hành thang, bảng lương làm cơ sở để xếp lương, thỏa thuận tiền lương trong
hợp đồng lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Cụ thể:
- Thang lương, bảng
lương, phụ cấp lương đối với người lao động;
- Bảng lương đối với
Ban điều hành và bảng lương đối với Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên
trách.
Các mức lương trong
thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do doanh nghiệp quyết định nhưng phải
bảo đảm tổng tiền lương của người lao động, Ban điều hành, Thành viên hội đồng,
Kiểm soát viên chuyên trách tính theo các mức lương trong thang lương, bảng
lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (nếu có) không vượt quá tổng tiền
lương kế hoạch tương ứng.
Trong đó mức tiền
lương của Tổng giám đốc, Giám đốc không vượt quá mức tiền lương quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 44/2025/NĐ-CP: Tiền lương của Ban điều
hành được trả theo chức danh, chức vụ và kết quả sản xuất, kinh doanh, trong đó
mức tiền lương của Tổng giám đốc, Giám đốc (trừ trường hợp Tổng giám đốc, Giám
đốc được thuê làm việc theo hợp đồng lao động) tối đa không vượt quá 10
lần so với mức tiền lương bình quân của người lao động.
Khi xây dựng mới hoặc
sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, doanh nghiệp phải tham
khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại
tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật lao động và công khai tại doanh
nghiệp trước khi thực hiện.
Trước khi ban hành,
doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận đối với bảng lương
của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ, cho ý kiến đối với bảng lương của Thành viên hội
đồng, Kiểm soát viên chuyên trách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Đối với người lao
động, Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ
quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu tiếp tục xếp lương theo bảng
lương và các chế độ phụ cấp lương theo quy định của Chính phủ đối với lực lượng
vũ trang và người làm công tác cơ yếu.
Cũng theo Nghị định
số 44/2025/NĐ-CP, từ ngày 15/4/2025, 11 Nghị định về quản lý lao động, tiền
lương, tiền thưởng được bãi bỏ:
1.
Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định quản lý
lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Nghị định số
52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền
thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Nghị định số
53/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định về lao động, tiền lương,
thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
4. Nghị định số
21/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định quản lý
lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và
Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền
lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
5. Nghị định số
20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao
động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước.
6. Nghị định số
87/2021/NĐ-CP ngày 29/9/2021 của Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện
và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày
17/02/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền
thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
7. Nghị định số
64/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ bổ sung Nghị định số
87/2021/NĐ-CP ngày 29/9/2021 của Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện
và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày
17/02/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền
thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
8. Nghị định số
121/2016/NĐ-CP ngày 24/8/2016 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao
động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 – 2020.
9. Nghị định số
74/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24/8/2016 của Chính phủ thực hiện thí điểm
quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn
2016 – 2020.
10. Nghị định số
82/2021/NĐ-CP ngày 06/9/2021 của Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện
và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24/8/2016
đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của
Chính phủ về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
11. Nghị định số
79/2024/NĐ-CP ngày 02/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24/8/2016 đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị
định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 và Nghị định số
82/2021/NĐ-CP ngày 06/9/2021 của Chính phủ về thực hiện thí điểm
quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân
đội.
Xem toàn văn nội dung Nghị định 44/2025/NĐ-CP tại đây.
2. Từ 01/4/2025, Thông tư số 03/2025/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) quy định đối tượng áp dụng, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động có hiệu lực.
Theo đó, tại Điều 2 Thông tư quy định về đối tượng áp dụng bao gồm:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2019
Đồng thời, tại Điều 3 Thông tư quy định về loại điều kiện lao động, gồm 6 loại và phân chia như sau:
– Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm;
– Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Điều kiện lao động được đánh giá, xếp loại theo 3 phương pháp:
– Phương pháp đánh giá, tính điểm thực hiện theo quy trình: Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động, quy mô lấy mẫu. Sau đó, đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động.
– Phương pháp thống kê, kinh nghiệm: Căn cứ vào đặc điểm điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc của danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xác định loại điều kiện lao động cho các nghề, công việc được đánh giá.
– Phương pháp kết hợp: Kết hợp phương pháp đánh giá, tính điểm với phương pháp thống kê, kinh nghiệm và lấy ý kiến của bộ quản lý ngành lĩnh vực, các chuyên gia, nhà khoa học để tổng hợp kết quả.
Xem toàn văn nội dung Thông tư 03/2025/TT-BNV tại đây.