Nam Định tăng cường các biện pháp để ổn định quan hệ lao động, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động và đình công trên địa bàn tỉnh
Đồng chí Đại tá Nguyễn Hữu Mạnh, Giám đốc Công an tỉnh phát biểu tại hội nghị phối hợp triển khai công tác phòng ngừa, giải quyết đình công, lãn công, tập trung đông người trái pháp luật, gây rối an ninh, trật tự của người lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày 11/3/2025- Ảnh Báo Nam Định
Ngày 14/3/2025 Sở Nội
vụ ban hành Văn bản số 1084/SNV-LĐVLBHXH về việc tăng cường các biện pháp để ổn định quan hệ
lao động, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động và đình công.
Theo đó, trong thời
gian vừa qua, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã để xảy ra các vụ việc tranh
chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động dẫn tới đình công
không đúng quy định của pháp luật, tình trạng này nếu không có các giải pháp xử
lý kịp thời thì có thể dẫn tới hiệu ứng lan truyền sang các doanh nghiệp khác
có đông người lao động, nhất là tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm
ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và môi trường thu hút
đầu tư của tỉnh. Để tăng cường biện pháp đảm bảo ổn định quan hệ lao động,
phòng ngừa, hạn chế tối đa tranh chấp lao động, đình công xảy ra, Sở Nội vụ tỉnh
Nam Định đề nghị UBND các huyện, thành phố Nam Định và Ban quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh Nam Định phối hợp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tăng cường công
tác quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn, trước mắt tập trung vào các hoạt
động tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm quy định của Bộ luật
Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi
hành của Trung ương, của tỉnh, đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy
định.
2. Yêu cầu người sử
dụng lao động tăng cường công tác đối thoại tại nơi làm việc, rà soát, ban hành
và thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, phổ biến, công
khai đến người lao động các nội dung:
- Nội dung người sử
dụng lao động phải công khai: Tình
hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Nội quy lao động, thang
lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định
khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm của người lao động; Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao
động tham gia. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ
do người lao động đóng góp; Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; Tình hình thực
hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến
quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động; Nội dung khác theo quy định của
pháp luật.
- Nội dung người lao
động được tham gia ý kiến: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn
bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và
lợi ích của người lao động; Xây
dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội
dung thương lượng tập thể; Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng
cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng
chống cháy nổ; Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người
lao động theo quy định của pháp luật.
- Nội dung người lao động được quyết định: Giao kết, sửa đổi, bổ
sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; Gia nhập hoặc
không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Tham gia hoặc không
tham gia đình công theo quy định của pháp luật; Biểu quyết nội dung thương
lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của
pháp luật; Nội dung khác theo quy định của
pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
- Nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát: Việc thực hiện
hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể; Việc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác
của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người
lao động; Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người
lao động đóng góp; Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động; Việc thực hiện thi
đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền,
nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
3. Theo dõi sát tình hình quan hệ lao động
trong các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, nhất là doanh nghiệp đóng trên địa
bàn các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện
các biện pháp phòng ngừa, hạn chế đình công xảy ra. Khi có cuộc đình công không
đúng trình tự, thủ tục xảy ra trên địa bàn thì chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động phối hợp với công đoàn cùng
cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và
đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để nghe ý kiến,
hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở
lại bình thường. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên
bản, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ
chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
Đối với các nội dung tranh chấp lao động thì tùy từng loại tranh chấp, hướng
dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo
quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày
14/12/2020 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện
lao động và quan hệ lao động.
Sở
Nội vụ tỉnh Nam Định giới thiệu toàn văn Văn bản số 1084/SNV-LĐVLBHXH tại đây./.